Return to site

Ngứa vùng kín khi mang thai - Nguyên nhân, cách chữa trị hiệu quả 

Rất nhiều mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai mà không biết nguyên nhân do đâu. Tình trạng này khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Thậm chí, đây còn là biểu hiện các bệnh phụ khoa đe dọa đến sức khỏe của mẹ và bé.

Vậy nguyên nhân gây ngứa vùng kín khi mang thai là gì? Cách chữa ngứa vùng kín khi mang bầu như thế nào? Ngay sau đây, bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung – Bác sĩ CKII Sản Phụ khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế sẽ có tham vấn đề vấn đề này.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai là như thế nào?

broken image

Tình trạng ngứa vùng kín có thể diễn ra bất cứ thời điểm nào khi mang thai. Lúc này, mẹ bầu sẽ có triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Cơn ngứa có thể diễn ra âm ỉ hoặc ngứa dữ dội khiến cho mẹ bầu khó chịu.

Không chỉ có triệu chứng ngứa vùng kín, mẹ bầu còn có thể đối mặt với những dấu hiệu sau:

  • Cơ quan sinh dục bị nóng rát.
  • Vùng kín ra nhiều khí hư bất thường như ra nhiều khí hư, khí hư có màu xanh, màu vàng, có mùi tanh.
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu tiện nhiều lần.
  • Khi quan hệ có cảm giác đau rát khó chịu.
  • Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, rét run.

Nguyên nhân mẹ bầu bị ngứa vùng kín

Theo bác sĩ Vũ Thị Thanh Dung, có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ngứa vùng kín khi mang thai. Có thể đó là do thay đổi nội tiết tố hoặc do thói quen sinh hoạt, đặc biệt còn là do bệnh lý. Cụ thể:

Thay đổi nội tiết tố 

Nguyên nhân phổ biến khiến ngứa vùng kín khi mang thai đó là thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết nhiều estrogen và progesterone. Điều này sẽ khiến cho độ pH trong âm đạo thay đổi, khiến âm đạo bị khô dẫn đến ngứa ngáy.

Ngoài ra, sự thay đổi của nội tiết tố cũng khiến cho tử cung giãn nở hơn, vùng da âm đạo bị giãn dẫn đến khô và ngứa. Nếu trước đó mẹ bầu từng bị khô âm đạo hoặc bị chàm bội nhiễm cũng có nguy cơ ngứa vùng kín khi mang thai.

Mẹ bầu bị mắc các bệnh phụ khoa 

Bên cạnh nguyên nhân do thay đổi nội tiết, ngứa vùng kín còn là triệu chứng của nhiều bệnh phụ khoa. Cụ thể:

  • Viêm âm đạo: Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, nấm xâm nhập vào vùng kín gây viêm. Lúc này, vùng kín sẽ có dấu hiệu ngứa rát, nổi mẩn, sưng đỏ, ra khí hư bất thường và có mùi.
  • Viêm đường tiết niệu: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn E. Coli. Khi mắc bệnh, mẹ bầu sẽ có triệu chứng ngứa rát vùng kín khi tiểu tiện. Ngoài, ra còn gặp triệu chứng đau bụng, tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày, nguy hiểm hơn là tiểu ra máu.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Vùng kín bị ngứa là một trong những triệu chứng đặc trưng của viêm lộ tuyến. Mẹ bầu còn đối mặt với các triệu chứng khác như đau bụng, nóng rát âm đạo.
  • Bệnh lây qua đường tình dục: Phổ biến phải kể đến bệnh giang mai, lậu, HIV... Những bệnh lý này khiến cho mẹ bầu đau buốt khi đi tiểu hoặc quan hệ, âm đạo mẩn đỏ, sưng tấy,…
  • Rận lông mu: Rận thường sinh sống ở lông mu, rất khó phát hiện và gây ra cảm giác ngứa rát cho mẹ bầu.

Các nguyên nhân khác 

Ngoài những nguyên nhân kể trên, ngứa vùng kín khi mang còn có thể do:

  • Thai phụ vệ sinh vùng kín không đúng cách, sau khi vệ sinh không lau khô vùng kín.
  • Dị ứng các sản phẩm vệ sinh hay sữa tắm.
  • Sử dụng quần lót bí bách, khó chịu.

Những nguyên này thường không quá nguy hiểm. Chỉ cần chị em thay đổi những thói quen trên thì ngứa vùng kín sẽ tự cải thiện. Còn nếu nguyên nhân do bệnh lý cần phải điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Ngứa vùng kín khi mang thai có nguy hiểm không?

broken image

Bác sĩ Dung nhận định, ngứa vùng kín khi mang thai cũng khá nguy hiểm. Bởi triệu chứng này không chỉ gây phiền toái cho mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến thai nhi nếu không điều trị sớm. Những biến chứng người bệnh có thể gặp phải bao gồm:

  • Sinh hoạt gặp nhiều bất tiện: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến cho mẹ bầu không tập trung vào công việc. Triệu chứng này còn gây phiền toái trong việc nghỉ ngơi, quan hệ.
  • Vùng kín bị tổn thương: Nhiều thai phụ khi bị ngứa có thói quen khiến cho vùng kín bị tổn thương. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm nặng hơn.
  • Nguy cơ mắc thêm các bệnh lý phụ khoa khác: Ngứa vùng kín cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác như viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm phần phụ… Những bệnh lý này nếu không điều trị sớm sẽ khiến mẹ bầu sảy thai, sinh non.
  • Ảnh hưởng xấu đến thai nhi: Nếu mẹ bầu ngứa vùng kín do các bệnh lý, em bé khi sinh ra có thể lây bệnh từ người mẹ. Thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa, thị giác…

Mẹo trị ngứa vùng kín cho bà bầu 

Dân gian có rất nhiều mẹo trị ngứa vùng kín cho bà bầu được nhiều người truyền tai nhau. Những mẹo này đơn giản, thực hiện tại nhà mà không cần đi khám. Nên được rất nhiều chị em áp dụng để chữa ngứa vùng kín.

Ăn sữa chua

Sữa chua được khuyến khích sử dụng trong quá trình mẹ bầu mang thai. Bởi sữa chua mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của thai phụ. Đồng thời, cân bằng pH môi trường âm đạo, bổ sung lợi khuẩn cho vùng kín. Nếu ăn sữa chua, mẹ bầu nên chọn loại không đường, ít chất béo.

Baking soda

Sử dụng baking soda để trị ngứa vùng kín được rất nhiều mẹ bầu lựa chọn. Cách thực hiện như sau:

  • Hòa bột baking soda vào bồn tắm.
  • Sau đó, ngâm mình trong hỗn hợp baking soda khoảng 10 – 15 phút.
  • Rửa lại vùng kín với nước sạch, dùng khăn mềm lau khô.

Kem chống ngứa

Nếu tình trạng ngứa khiến mẹ bầu khó chịu, mẹ bầu có thể tìm mua các loại kem chống ngứa. Lưu ý, hãy tham khảo bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn. Không nên chọn kem chứa hydrocortisone bởi hoạt chất này sẽ gây hại cho thai nhi.

Khăn giấy ướt

Sử dụng khăn giấy chứa thành phần là chiết xuất cây phỉ sẽ giảm ngứa hiệu quả. Thành phần này được đánh giá dịu nhẹ, diệt khuẩn nhẹ nhàng.

Chườm lạnh

Chị em có thể dùng mẹo khác đó là dùng miếng bông hoặc khăn lạnh lên vùng bị ngứa. Lưu ý, không dùng nước nóng vì có thể gây kích thích khiến mẹ bầu ngứa ngáy hơn. Ngoài ra, khi tắm thai phụ cũng nên tắm vòi sen, tắm nước mát để cải thiện ngứa ngáy.

Lá trầu không

Sử dụng lá trầu không là mẹo dân gian có từ lâu được nhiều chị em biết đến. Các tinh chất có trong lá trầu không hạn chế viêm nhiễm, loại bỏ nấm ngứa. Nhờ đó, vùng kín được khô ráo, hạn chế ngứa.

Chị em rửa sạch lá trầu không rồi vò nát lá. Cho thêm chút nước sạch rồi dùng nước này để vệ sinh vùng kín. Cuối cùng dùng khăn mềm để lau khô.

Ngoài cách trên chị em có thể dùng nấu nước lá trầu không để xông vùng kín cũng có hiệu quả tương tự.

Trà xanh

Trong lá trà xanh có tính kháng khuẩn nên sẽ giúp mẹ bầu hạn chế ngứa ngáy khó chịu. Mẹ bầu rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi, thêm chút muối rồi đun sôi. Đợi nước nguội rồi sử dụng để vệ sinh vùng kín. Cuối cùng, dùng khăn khô mềm lau khô vùng kín.

Lưu ý: Mẹo dân gian chữa ngứa vùng kín chỉ có tác dụng hỗ trợ trong trường hợp ngứa do thói quen, nội tiết tố. Trường hợp do bệnh lý không thể chữa dứt điểm nguyên nhân gây ngứa. Một lưu ý khác, mẹ bầu không tự áp dụng các mẹo trên khi chưa thăm khám với bác sĩ.

Điều trị như thế nào khi bị ngứa vùng kín lúc mang bầu?

Tùy vào nguyên nhân gây ngứa vùng kín là gì mà sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách khắc phục ngứa vùng kín cho mẹ bầu hiệu quả.

Vệ sinh vùng kín đúng cách

Vệ sinh vùng kín là việc làm cần thiết nên thực hiện hàng ngày để cải thiện ngứa vùng kín. Tuy nhiên, chị em cũng cần lưu ý phải vệ sinh đúng cách như sau:

  • Mỗi ngày nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần, nước sử dụng đảm bảo sạch sẽ.
  • Không thụt rửa khi vệ sinh vùng kín.
  • Sau khi đi vệ sinh, sau khi giao hợp nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
  • Nếu sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín, nên tìm hiểu về thành phần của sản phẩm để tránh kích ứng.

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp các mẹ bầu mắc các bệnh phụ khoa sẽ phải điều trị bằng thuốc. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh mà chỉ định loại thuốc phù hợp. Để đảm bảo an toàn với thai nhi.

Mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan khi bị ngứa vùng kín. Đồng thời, không nên tự ý mua thuốc về để chữa trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể khiến nguy cơ dị tật thai nhi, sảy thai, sinh non tăng cao.

Điều trị ngoại khoa

Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh phụ khoa ở giai đoạn nặng, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp ngoại khoa. Tại Đa khoa Quốc tế hiện đang áp dụng nhiều kỹ thuật điều trị an toàn cho mẹ bầu. Bao gồm:

  • Oxy xanh công nghệ Đức chữa viêm âm đạo.
  • Sóng cao tần RFA chữa viêm lộ tuyến...

Những kỹ thuật này được đánh giá hiệu quả, tiên tiến, điều trị dứt điểm mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể đến phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM để được tư vấn phác đồ cụ thể.

Phòng ngừa tình trạng ngứa vùng kín khi mang thai

Với những tác hại mà ngứa vùng kín mang lại. Chị em khi mang thai hoặc trước khi mang thai nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, thao tác vệ sinh từ trước ra sau, không thụt rửa trong âm đạo.
  • Trước và sau khi giao hợp nên vệ sinh vùng kín.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh.
  • Sau khi vệ sinh vùng kín phải dùng khăn khô để lau sạch lại.
  • Chọn quần lót rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm mồ hôi tốt.
  • Quan hệ tình dục an toàn trong thai kỳ.
  • Khi quan hệ trong thời điểm có thai cần lưu ý sử dụng biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tránh lây nhiễm nấm và vi khuẩn.
  • Trước khi mang thai hoặc thời điểm đầu mới mang thai. Chị em nên tiến hành khám sàng lọc các bệnh xã hội và bệnh lây qua đường tình dục cũng như các bệnh lý phụ khoa.

Trên đây là thông tin về ngứa vùng kín khi mang thai. Ngứa vùng kín khi mang thai không hề đơn giản như nhiều chị em vẫn nghĩ. Tình trạng này có thể gây nhiều biến chứng cho mẹ bầu. Do đó, chị em cần phải chủ động thăm khám và điều trị sớm.

Để được tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị ngứa vùng kín. Mẹ bầu có thể liên hệ đến hotline để được tư vấn miễn phí.